12A3-HUỲNH THÚC KHÁNG- VINH-NGHỆ AN, NIÊN KHÓA 1992-1995
Chào mừng bạn đến với diễn đàn của lớp 12 A3 khóa 1992 ÷ 1995
mời bạn đăng nhập để tham gia với mọi người nếu bạn chưa có tài khoản, hãy đăng ký thành viên để vào lớp của chúng ta nhé!
Thank you!!!
12A3-HUỲNH THÚC KHÁNG- VINH-NGHỆ AN, NIÊN KHÓA 1992-1995
Chào mừng bạn đến với diễn đàn của lớp 12 A3 khóa 1992 ÷ 1995
mời bạn đăng nhập để tham gia với mọi người nếu bạn chưa có tài khoản, hãy đăng ký thành viên để vào lớp của chúng ta nhé!
Thank you!!!
12A3-HUỲNH THÚC KHÁNG- VINH-NGHỆ AN, NIÊN KHÓA 1992-1995
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
12A3-HUỲNH THÚC KHÁNG- VINH-NGHỆ AN, NIÊN KHÓA 1992-1995

Nơi hoài niệm và nhớ về tuổi học trò thơ ngây, trong sáng của các thành viên 12a3 khóa 1992 ÷ 1995 trường PTTH Huỳnh Thúc Kháng - Nghệ An
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Đôi nét về trường Huỳnh Thúc Kháng - Nghệ An

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 19
Join date : 24/11/2009

Đôi nét về trường Huỳnh Thúc Kháng - Nghệ An Empty
Bài gửiTiêu đề: Đôi nét về trường Huỳnh Thúc Kháng - Nghệ An   Đôi nét về trường Huỳnh Thúc Kháng - Nghệ An EmptyTue Nov 24, 2009 2:03 pm

website của trường: http://www.thpt-huynhthuckhang-nghean.edu.vn

Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (hay còn gọi là trường Vinh I) - tiền thân là trường Quốc học Vinh [1], được thành lập từ năm 1920 tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Cùng với Quốc học Huế, Quốc học Quy Nhơn, Quốc học Vinh là một trong ba trường Quốc học được chính quyền Pháp mở ra ở Trung kỳ, tên gọi đầu tiên là Collège de Vinh. Là ngôi trường lâu đời và có bề dày truyền thống bậc nhất của tỉnh Nghệ An, trải qua gần 90 năm xây dựng và trưởng thành, trường THPT Huỳnh Thúc Kháng luôn là địa chỉ tin cậy về chất lượng dạy và học của nhân dân thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An và các tỉnh lân cận trong khu vực Thanh - Nghệ - Tĩnh. Hơn 5 vạn học sinh, nhiều thế hệ giáo viên đã học tập và giảng dạy ở ngôi trường này, trong đó có nhiều nhân vật nổi tiếng như Đặng Thai Mai, Nguyễn Cảnh Toàn, Hoàng Xuân Hãn, Hoài Thanh, Nguyễn Xiển...
Lịch sử hình thành

Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng có tiền thân từ hai trường Quốc học Vinh và trường Chuyên khoa Huỳnh Thúc Kháng. Trường Quốc học Vinh (Collège de Vinh) thành lập ngày 1 tháng 9 năm 1920, năm học 1943 - 1944 trường đổi tên là trường Quốc học Nguyễn Công Trứ (Collège de Nguyen Cong Tru). Trường Chuyên khoa Huỳnh Thúc Kháng thành lập năm 1947; đến năm 1950, thực hiện cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất, hai trường này sáp nhập lại và lấy tên là trường phổ thông cấp 3 Huỳnh Thúc Kháng. Lúc này trường đóng ở xã Bạch Ngọc, nay là xã Lam Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Từ năm 1962, do sự nghiệp giáo dục phát triển, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có nhiều trường cấp 3 được thành lập, trường được đổi tên là trường phổ thông cấp 3 Vinh; đến năm 1976 thành phố Vinh bắt đầu có nhiều trường cấp 3, trường lại đổi tên là trường phổ thông cấp 3 Vinh I. Năm 1985, thể theo nguyện vọng của nhiều thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh và nhằm phát huy hơn nữa truyền thống lịch sử vẻ vang của trường, UBND tỉnh Nghệ Tĩnh đã quyết định đổi lại tên trường là Trường trung học phổ thông Huỳnh Thúc Kháng cho đến ngày nay.

Năm 1920, Toàn quyền Đông Dương và Khâm sứ Trung kỳ ra quyết định thành lập trường Quốc học Vinh, đội ngũ giáo viên đa số là người Pháp. Ngay từ khi mới thành lập, trường Quốc học Vinh đã tuyển sinh đào tạo cho học sinh trên địa bàn các tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh (những năm đầu của Thế kỷ XX, học sinh vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh học hết bậc Tiểu học, muốn học lên phải vào học ở trường Quốc học Huế. Sự ra đời của trường Quốc học Vinh đã giúp cho học sinh vùng này khắc phục được khó khăn cho việc tiếp tục học lên cao). Mục đích của thực dân Pháp mở trường là để đào tạo ra lớp công chức phục vụ cho bộ máy cai trị và khai thác thuộc địa của chúng ở Trung kỳ. Nhưng do đại bộ phận học sinh trường Quốc học Vinh là con em những nhà nho vùng đất cách mạng, yêu nước và trong trường lại có những nhà giáo tiến bộ nên nhiều học sinh của trường đã tham gia các phong trào yêu nước và đấu tranh cách mạng. Tiêu biểu là ngay từ khoá đầu tiên đã có nhiều học sinh tham gia các phong trào yêu nước, cách mạng như các ông Nguyễn Xiển (nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội), Tôn Quang Phiệt (nguyên Tổng Thư ký UBTV Quốc hội), Đặng Thai Mai (nguyên Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam)...

Năm 1943, Trường Quốc học Vinh đổi tên là trường Quốc học Nguyễn Công Trứ (Collège de Nguyen Cong Tru). Cuối năm 1946 cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ trường sơ tán về huyện Nam Đàn, Nghệ An. Lúc này ở Huế, trường Quốc học Huế cũng chia ra một bộ phận đi theo kháng chiến thành lập trường Chuyên khoa Huỳnh Thúc Kháng đóng ở huyện Đức Thọ rồi huyện Hương Khê, Hà Tĩnh. Năm 1950, trường Quốc học Nguyễn Công Trứ (tức là Quốc học Vinh) và trường Chuyên khoa Huỳnh Thúc Kháng được sáp nhập lại và lấy tên là trường phổ thông cấp 3 Huỳnh Thúc Kháng và là trường phổ thông cấp 3 đầu tiên của tỉnh Nghệ An (gồm học sinh Nghệ Tĩnh và hơn 200 học sinh miền Nam), đóng ở xã Bạch Ngọc tức là xã Lam Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An ngày nay.

Năm 1955, hoà bình đã được lập lại trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa, vào năm 1956 trường trở về thành phố Vinh. Năm 1962, do tỉnh Nghệ An đã bắt đầu có nhiều trường phổ thông cấp 3 ở các huyện, trường đổi tên là trường phổ thông cấp 3 Vinh chủ yếu tuyển sinh học sinh của thành phố Vinh và huyện Hưng Nguyên. Năm 1965, đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc, trường sơ tán về xã Hưng Tây (huyện Hưng Nguyên) và tách ra một số lớp thành lập trường phổ thông cấp 3 Hưng Nguyên (nay là trường THPT Lê Hồng Phong, huyện Hưng Nguyên). Đây cũng là thời kỳ gian khổ của trường, vừa tổ chức dạy học, vừa phải phòng tránh bom đạn của giặc Mỹ. Thời kỳ từ năm 1955 - 1965, trường có nhiều học sinh đạt giải học sinh giỏi toàn miền Bắc và có nhiều học sinh sau này trở thành cán bộ lãnh đạo từ Trung ương đến tỉnh Nghệ An. Từ năm 1968 - 1972, trường lại phải sơ tán về huyện Nghĩa Đàn rồi huyện Thanh Chương, Nghệ An.

Năm 1973, sau Hiệp định Paris, trường trở về thành phố Vinh và đóng tại vị trí trường Chính trị tỉnh Nghệ An ngày nay (bên cạnh trường THPT Chuyên Phan Bội Châu). Đến năm 1976, trường tách ra phân hiệu mới (nay là trường THPT Lê Viết Thuật, thành phố Vinh) và đổi tên là Trường phổ thông cấp 3 Vinh I. Năm 1987, trường trở về vị trí cũ của trường từ các năm 1962 - 1965 và là nơi trường đang đóng ngày nay, ở số 62 đường Lê Hồng Phong - thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

Hiệu trưởng qua các thời kỳ
Thời gian Hiệu trưởng Ghi chú
1920 - 1922 Pihet
1922 - 1924 Furrugue
1924 - 1929 H.Lebreton
1929 - 1930 Duranđo
1930 - 1932 Girarel
1932 - 1936 Délépine
1936 - 1940 Riviere
1940-1942 Boulerand
1942-3/1945 Michel
3/1945-8/1945 Vũ Đức Thận
8/1945-1/1946 Nguyễn Thiện Biên
1/1946-9/1948 Đào Đăng Hy
9/1948-9/1949 Lê Xuân Phương
9/1949-9/1950 Nguyễn Ngọc Cầu
9/1947-9/1952 Hoàng Ngọc Canh
1952-1953 Hà Thúc Chính
1953-1955 Nguyễn Cửu Cúc
1955-1956 Hoàng Kim Hải
1956-1957 Hoàng Triều
1957-1960 Nguyễn Đức Bính
1960-1961 Lê Trọng Thuận
1961-1965 Nguyễn Tài Đại
1965-1979 Phạm Nhượng
1979-1987 Trần Sâm
1987-1999 Võ Hữu Tiếu
1999-đến nay Võ Tuấn Tài
Nguồn: Phòng truyền thống Trường Trung học phổ thông Huỳnh Thúc Kháng
Cơ sở Vật chất

Nằm ở trung tâm thành phố Vinh, trường THPT Huỳnh Thúc Kháng có diện tích khuôn viên rộng gần 17.000m². Sân trường đều được lát gạch, trải bê tông, có vườn hoa, cây cảnh luôn xanh, sạch, đẹp tạo môi trường giáo dục thân thiện. Cơ sở vật chất nhà trường ngày càng khang trang đạt chuẩn phục vụ tốt cho dạy và học một ca, bao gồm 1 khu nhà hiệu bộ, 3 dãy nhà cao tầng với 45 phòng học, 3 phòng máy vi tính với 75 máy nối mạng Internet phục vụ dạy Tin học, 2 phòng học ngoại ngữ, 3 phòng thí nghiệm thực hành Lý - Hóa - Sinh, phòng truyền thống. Thư viện có 2 phòng đọc với hơn 8.000 bản sách, gần 20 đầu báo, tạp chí các loại, 7 máy chiếu phục vụ thực hiện giáo án điện tử...Bên cạnh đó, nhà trường đã xây dựng và đưa vào sử dụng một nhà giáo dục thể chất đa chức năng, sân vận động riêng biệt học Thể dục, Giáo dục quốc phòng và thi đấu thể thao kích thước 40m x 70m có thể tổ chức thi đấu bóng đá, bóng chuyền, các môn điền kinh...để phục vụ nhu cầu học tập và giải trí của học sinh. Nhờ đó mà phong trào hoạt động Đoàn, Văn nghệ, Thể dục Thể thao của trường luôn là ngọn cờ đầu trong các trường PTTH tại thành phố Vinh và cả tỉnh Nghệ An.

Từ năm 2000, UBND tỉnh Nghệ An đã quyết định đầu tư xây dựng nhà trường trở thành trường PTTH trọng điểm của tỉnh. Ngày 10 tháng 3 năm 2008, trường đã được công nhận là trường THPT đạt chuẩn Quốc gia và là trường THPT đạt chuẩn Quốc gia đầu tiên của thành phố Vinh và tỉnh Nghệ An.
[sửa] Quy mô & Chất lượng đào tạo

Quy mô đào tạo của nhà trường hiện nay là 45 lớp với hơn 2.200 học sinh. Đội ngũ cán bộ với gần 120 giáo viên đạt chuẩn các bộ môn, trong đó có 1 Nhà giáo Ưu tú, 42 Thạc sĩ, 40 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh.

Chất lượng dạy và học của nhà trường luôn được chú trọng và không ngừng nâng cao. Thể hiện qua chất lượng tuyển sinh đầu vào của trường luôn lấy điểm chuẩn thi vào cấp 3 cao nhất tỉnh Nghệ An và là một trong những trường có nhiều học sinh giỏi các cấp của tỉnh. Hàng năm, trường có tỉ lệ thi đậu tốt nghiệp và đại học cao nhất các trường THPT trong tỉnh (hàng năm luôn đạt tỉ lệ tốt nghiệp từ 99 đến 100%, tỉ lệ thi đậu đại học đợt 1 luôn trên 70%).

Đặc biệt, từ năm học 2006 - 2007 thực hiện cuộc vận động "Hai không" của ngành Giáo dục & đào tạo, trường có tỉ lệ học sinh đậu tốt nghiệp 99,8%; năm học 2007 - 2008 và năm học 2008 - 2009 liên tục đạt tỉ lệ đậu tốt nghiệp 100%. Trong kỳ thi vào đại học - cao đẳng năm 2009, trường có tỉ lệ đậu 87,31%. Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng đã được xếp vào tốp 100 trường THPT có điểm bình quân thi đại học cao nhất cả nước trong nhiều năm liền và được xếp thứ hạng cao trong hệ thống giáo dục THPT của Việt Nam.
[sửa] Thành tích Đào tạo

Trải qua gần 90 năm xây dựng và phát triển, dù ở thời kỳ nào, mang tên gì (Quốc học Vinh, Nguyễn Công Trứ, Chuyên khoa Huỳnh Thúc Kháng, Cấp 3 Huỳnh Thúc Kháng, Cấp 3 Vinh, Cấp 3 Vinh I, THPT Huỳnh Thúc Kháng), thì trường Quốc học Vinh - Huỳnh Thúc Kháng vẫn là ngôi trường có truyền thống cách mạng, là cái nôi đào tạo nhiều nhân tài cho "đất học" xứ Nghệ nói riêng và cả nước nói chung. Nhà trường đã đào tạo gần 5 vạn học sinh, từ mái trường này ra đi đã có nhiều học sinh trở thành nhân tài của đất nước trên nhiều lĩnh vực: 14 người là Uỷ viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (trong đó có 2 Uỷ viên Bộ Chính trị), 2 Phó Thủ tướng, hơn 10 Bộ trưởng và cấp tương đương, nhiều Thứ trưởng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Tỉnh, lãnh đạo các cấp trong tỉnh Nghệ An và các địa phương khác trên cả nước...; lĩnh vực quân sự có 10 Sĩ quan cấp Tướng, nhiều Sĩ quan cao cấp; về lĩnh vực khoa học - nghệ thuật thì có hàng trăm người là Viện sĩ, Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà văn, Nhà thơ, Nhạc sĩ, Nghệ sĩ nổi tiếng...Nhiều học sinh nhà trường đã tham gia lực lượng vũ trang và hy sinh anh dũng vì độc lập tự do của Tổ quốc.

Ngày nay tuy phạm vi tuyển sinh không còn quy mô toàn tỉnh như trước mà chỉ tuyển sinh trên địa bàn thành phố Vinh, trường THPT Huỳnh Thúc Kháng vẫn tiếp tục phát huy truyền thống dạy tốt học tốt dẫn đầu các trường THPT không chuyên của tỉnh Nghệ An, vẫn là địa chỉ đào tạo tin cậy của phụ huynh học sinh toàn thành phố. Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng rất vinh dự là một trong những trường nhiều năm liền được đứng trong tốp 100 trường THPT có kết quả thi vào Đại học cao nhất Việt Nam. Nhà trường liên tục đạt danh hiệu "Trường tiên tiến xuất sắc cấp Tỉnh", đã được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba (1995), Huân chương Độc lập hạng Ba (2000) và nhiều bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục - Đào tạo, UBND tỉnh Nghệ An...Năm học 2007 - 2008, Trường đã được công nhận là trường Trung học phổ thông đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2001 - 2010, và được Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ “Đơn vị dẫn đầu Phong trào thi đua” năm 2008.

Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng đang tiếp tục phát huy bề dày truyền thống dạy tốt và học tốt, nỗ lực phấn đấu đạt danh hiệu "Đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới" vào dịp kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Trường Quốc học Vinh - Huỳnh Thúc Kháng (1920 - 2010).http://www.thpt-huynhthuckhang-nghean.edu.vn/

Về Đầu Trang Go down
https://12a3htk.forumvi.com
baccan
Thành viên tích cực
baccan


Tổng số bài gửi : 41
Join date : 30/11/2009

Đôi nét về trường Huỳnh Thúc Kháng - Nghệ An Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đôi nét về trường Huỳnh Thúc Kháng - Nghệ An   Đôi nét về trường Huỳnh Thúc Kháng - Nghệ An EmptyWed Jul 21, 2010 10:53 am

Đến thời điểm này, nhà trường đã được công nhận danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.
Xin thông báo để mọi người biết!
Về Đầu Trang Go down
baccan
Thành viên tích cực
baccan


Tổng số bài gửi : 41
Join date : 30/11/2009

Đôi nét về trường Huỳnh Thúc Kháng - Nghệ An Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đôi nét về trường Huỳnh Thúc Kháng - Nghệ An   Đôi nét về trường Huỳnh Thúc Kháng - Nghệ An EmptyWed Jul 21, 2010 11:05 am

Một vài nét về cụ Huỳnh Thúc Kháng


Cụ Huỳnh Thúc Kháng hay Hoàng Thúc Kháng - sinh ngày 1 tháng 10 năm 1876, (Tự Giới Sanh, hiệu là Mính Viên - Vườn chè) hay đôi khi được viết là Minh Viên) là người làng Thạnh Bình, xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Thuở nhỏ, ông có tên là Huỳnh Hanh, 8 tuổi bắt đầu theo học Nho học, đến năm 13 tuổi đã văn hay chữ tốt. Năm Canh Tý (1900), ông dự thi Hương và đậu Giải nguyên. Ông nổi tiếng ở kinh đô Huế, sánh cùng Trần Quý Cáp, Phạm Liệu. Năm Giáp Thìn (1904), ông đỗ Tiến sĩ, được xưng tụng là một trong Thập Ngũ Phụng Tề Phi của đất Quảng Nam xưa. Ông cùng với Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Trần Quí Cáp là những nhà lãnh đạo phong trào Duy Tân. Vì lý do đó, ông bị bắt trong năm Mậu Thân (1908), rồi bị đày ở Côn Đảo suốt 13 năm (1908-1921) mới được trả tự do.
Năm 1926, ông đắc cử dân biểu rồi được cử làm Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kì. Trong ba năm hoạt động ở Viện, ông cương quyết tranh đấu trong nghị trường, rồi nhân việc chống lại Khâm sứ Pháp Jabouille, ông từ chức. Năm 1927, ông sáng lập tờ báo Tiếng Dân, làm chủ nhiệm kiêm chủ bút báo này tại Huế cho đến khi tờ báo này bị đình bản (1943).
Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh mời ông ra tham gia nội các Chính phủ Liên hiệp lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với chức vụ Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Năm 1946, khi Hồ Chí Minh sang Pháp đàm phán, Huỳnh Thúc Kháng được cử làm quyền Chủ tịch nước. Thời gian này ông còn là chủ tịch Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (Liên Việt).
Cuối năm 1946, ông là đặc phái viên của chính phủ vào cơ quan Uỷ ban Kháng chiến Hành chính Nam Trung Bộ tại Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi.
Ngày 21 tháng 4 năm 1947, ông lâm bệnh nặng và mất tại gia đình chị Võ Thị Tuyết, thôn Phú Bình, xã Hành Phong, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. Làm theo tâm nguyện của cụ, nhân dân đã an táng cụ trên đỉnh núi Thiên Ấn. Nơi đây là đệ nhất thắng cảnh của Quảng Ngãi – "Thiên Ấn niên hà" (Ấn trời đóng xuống sông).
Nhà lưu niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng tại xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước vẫn còn lưu giữ nhiều kỷ vật có giá trị, được một người cháu nuôi trong dòng tộc bảo quản.
Học hành rất rộng, chí khí rất bền...
Trong thư gửi vĩnh biệt cụ Huỳnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết:
"Cụ Huỳnh là người học hành rất rộng, chí khí rất bền, đạo đức rất cao. Vì lòng yêu nước mà Cụ trước đây bị bọn thực dân làm tội, đày ra Côn Đảo. Mười mấy năm trường gian nan cực khổ, nhưng lòng son dạ sắt, yêu nước thương nòi của Cụ chẳng những không sờn, mà lại thêm cương quyết.
Cụ Huỳnh là người giàu sang không làm xiêu lòng, nghèo khó không làm nản chí, oai vũ không làm sờn gan. Cả đời cụ Huỳnh không cần danh vị, không cần lợi lộc, không thèm làm giàu. Cả đời Cụ Huỳnh chỉ phấn đầu cho dân được tự do, nước được độc lập, đến ngày nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập Chính phủ ta mời Cụ ra. Tuy đã 71 tuổi, nhưng Cụ vẫn hăng hái nhận lời, Cụ nói: "Trong lúc phục hưng dân tộc, xây dựng nước nhà thì bất kỳ già, trẻ, trai, gái, ai cũng ra sức phụng sự Tổ quốc"".
Để tưởng nhớ đến ông nhiều tỉnh thành và thành phố như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Nam, Nghệ An...có những con đường và ngôi trường THPT mang tên ông.
Huỳnh Thúc Kháng đồng thời là một nhà thơ, một nhà nghiên cứu văn học và lịch sử. Ông còn có nhiều bút danh khác như: Sử Bình Tử, Tha Sơn Thạch, Khi Ưu Sinh, Xà Túc Tử, Thức Tự Dân, Ưu Thời Khách, Hải Âu, Ngu Sơn, Khách Quan... Tác phẩm chủ yếu còn giữ hiện nay là:
Bài thơ Bài ca lưu biệt của ông viết năm 1908, trước khi ông bị đày ra Côn Đảo, từng được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân miền Trung thời kỳ Pháp thuộc:
Trăng trên trời có khi tròn khi khuyết,
Người ở đời đâu khỏi tiết gian nan.
Đấng trượng phu tuỳ ngộ nhi an,
Tố hoạn nan hành hồ hoạn nạn.
Tiền lộ định tri thiên hữu nhãn,
Thâm tiêu do hứa mộng hoàn gia,
Bấy nhiên năm cũng vẫn chưa già.
Nọ núi Ấn, này sông Trà,
Non sông ấy còn chờ ta thêu dệt.
Kìa tụ tán chẳng qua là tiểu biệt,
Ngựa Tái ông hoạ phúc biết về đâu!
Một mai kia con tạo khéo cơ cầu,
Thảy bốn biển cũng trong vòng trời đất cả.
Ư bách niên trung tu hữu ngã,
Dẫu đến lúc núi sụp, biển lồi, trời nghiêng, đất ngả,
Tấm lòng vàng, tạc đá vẫn chưa mòn.
Trăng kia khuyết đó lại tròn![img][/img]
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Đôi nét về trường Huỳnh Thúc Kháng - Nghệ An Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đôi nét về trường Huỳnh Thúc Kháng - Nghệ An   Đôi nét về trường Huỳnh Thúc Kháng - Nghệ An Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Đôi nét về trường Huỳnh Thúc Kháng - Nghệ An
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tổng hợp đóng góp để xây dựng công trường Huỳnh Thúc Kháng
» Lễ cắt băng khánh thành cổng trường THPT Huỳnh Thúc Kháng
» QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA LỚP A3 NIÊN KHÓA 1992-1995 TRƯỜNG THPT HUỲNH THÚC KHÁNG
» Công việc cổng trường Huỳnh Thúc Kháng
» Chuẩn bị họp lớp cuối năm

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
12A3-HUỲNH THÚC KHÁNG- VINH-NGHỆ AN, NIÊN KHÓA 1992-1995 :: THÔNG TIN VỀ TRƯỜNG HTK-
Chuyển đến